VÁN PHỦ VENEER

Project Description

Với diện tích nhà máy 35.000m, được trang bị máy móc,dây chuyền tự động, BA THANH cam kết mang đến những dịch vụ gia công tốt nhất, hoàn hảo nhất và đa dạng nhất đáp ứng mọi nhu cầu của Quý khách hàng.

BỘ PHẬN KINH DOANH

 (84).028.3970.1399

VÁN PHỦ VENEER

Veneer là gì?

Veneer là loại vật liệu quen thuộc trong lĩnh vực nội thất. Veneer dùng để nói đến một loại ván gỗ dán. Bản chất của tấm Veneer cũng là gỗ tự nhiên. Gỗ sau khi khai thác sẽ được cắt (bóc ly tâm) thành những lát mỏng từ 0.3mm – 0.6mm, chiều rộng tuỳ theo kích thước loại gỗ, trung bình khoảng 180mm, dài khoảng 240mm. Các lát gỗ này sau đó được phơi và sấy khô thành những tấm Veneer thành phẩm.

Gỗ veneer là gì?

Gỗ veneer chính là gỗ tự nhiên, tuy nhiên được lát mỏng từ cây gỗ tự nhiên. Gỗ veneer có độ dày chỉ từ 1Rem cho đến 2ly. Nếu cây gỗ dày 300mm, rộng 200mm và dài 2500mm thì sẽ lạng ra khoảng 1500 – 3000m2 gỗ veneer, tùy từng loại hao hụt. Sau khi được lạng, gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, gỗ figer, gỗ ván dăm,… để làm ra các sản phẩm nội thất.

  • Quy trình làm ván phủ veneer

– Dùng một lớp ván thường là MDF, ván ép, hoặc okal dầy 3mm, tráng keo trên bề mặt lớp nền.

– Nối (may) từng tấm veneer lại theo quy cách (quy cách chuẩn 1200 x 2400mm) bằng keo-> dán tấm veneer lên lớp nền (MDF, Ván ép) đã phủ keo.

– Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt.

– Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp

Ưu điểm:

– Dễ thi công

– Chi phí thấp so với gỗ tự nhiên.

– Có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất

 VENEER CÓ THỂ PHỦ ĐƯỢC TRÊN LOẠI VÁN NÀO ?

Đây có thể là câu hỏi đáng quan tâm nhất trong chủ đề này sau khi chúng ta đã biết gỗ veneer là gì, bởi vì nhân tố bên trong mới chính là thứ cần quan tâm nhất nếu chúng đã đang quyết định dòng ván này sẽ là nguyên vật liệu cho toàn bộ nội thất gia đình mình cần đóng.

1 – Veneer có thể phủ lên ván MDF hoặc HDF

Tại sao chúng tôi xếp chung MDF và HDF chung 1 mục, có lý do cả vì chúng là dòng ván 100% là công nghiệp. Có thể nói, không loại ván nào đa năng bằng MDF và HDF, chúng làm nền rất tốt để sơn, để dán laminate, phủ acrylic và dán veneer.

Về giá thành thì MDF veneer và HDF veneer có giá thành rẻ nhất trong các loại ván được phủ veneer hiện nay. Chúng được sử dụng rộng rãi để đóng các hệ tủ áo, kệ sách, kệ tivi, các loại lam hộp trang trí…

2 – Veneer có thể phủ trên gỗ ghép

Cao cấp hơn một chút cho những ai yêu thích cái gì tự nhiên nhất nhưng cần phải giảm giá thành gói nội thất thì dòng ván gỗ ghép được phủ veneer là sự lựa chọn có vẻ là tối ưu nhất. Gỗ ghép có thể được ghép theo dạng chồng lên nhau thường gọi là tấm plywood hoặc ghép theo cạnh ngang. Trong đó, ghép theo cạnh của từng miếng gỗ phổ biến nhất.

Kết luận

Với sự cạn kiệt dần về nguồn nguyên liệu cũng như các chính sách cấm khai thác gỗ tự nhiên thì gỗ trồng hoặc các vật liệu thay thế như gỗ veneer ngày càng được ưa chuộng trong thị hiếu của người tiêu dùng vừa giải quyết được bài toán giá thành vừa giải quyết được niềm đam mê sở hữu nét thẩm mỹ gỗ tự nhiên trong nhà. Tùy vào quan điểm thẩm mỹ cũng như nhu cầu tài chính mà bạn nên chọn là sử dụng nền ván mdf, hdf hay gỗ ghép sau khi các bạn đã nghiên cứu kỹ bài viết tư vấn của chúng tôi.